Theo xu thế hội nhập, ở Việt nam hiện nay có rất nhiều trường mầm non được thành lập với rất nhiều loại phương pháp giáo dục sớm khác nhau như: Multiple Intelligences; Montessori; Shichida; Glen Doman; Reggio Emilia. Vậy giáo dục sớm là gì? Có tác dụng ra sao với sự phát triển của trẻ nhỏ? Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp giáo dục nào? Bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao hiểu biết từ đó đưa ra những lựa chọn giúp cho con cái mình có được sự phát triển tốt nhất.
Từ xưa đến nay hàng tỷ người trên thế giới đều được sinh ra theo những cách giống nhau, tuy nhiên tương lai và những đóng góp cho xã hội lại rất khác nhau: 
️?Mozart (1756-1791): Tâm hồn của Mozart được đắm chìm ngay từ khi còn trong bụng mẹ, được người cha giáo dục về âm nhạc ngay từ khi còn rất nhỏ tại gia đình, ngay từ khi 3-4 tuổi Mozart đã nghe hiểu được âm nhạc, đánh đàn dương cầm và organ.
? Karl White (1800-1883): Được nhìn nhận là một cậu bé chậm phát triển, tuy nhiên cha của cậu đã kiên trì tự dậy cho con mình. Khi mới lên 8-9 tuổi Karl White đã có thể thông thạo 6 ngoại ngữ; 16 tuổi nhận bằng tiến sỹ triết học và luật.
? Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2000 tại Nhật bản): Mẹ của Đỗ Nhật Nam có thời kỳ sống tại Nhật bản và học hỏi phương pháp giáo dục sớm của người Nhật và cho Nam học 03 thứ tiếng (Việt, Anh, Nhật) cùng lúc; chị luôn giành thời gian cùng con học, chơi.
Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi năng lực con người nằm ở đâu? làm thế nào để tạo ra những nhân tài? Với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các vấn đề trên đã có câu trả lời trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển bộ não trẻ em:
☝️ Bộ não của một đứa trẻ 3 tuổi có kích thước bằng 80% người trưởng thành và khi đến 6 tuổi não của trẻ có kích thước bằng 100% người trưởng thành. Trong giai đoạn bùng nổ và phát triển nhanh nhất này nếu trẻ được sống trong môi trường sống đúng đắn, đa dạng được cung cấp những trải nhiệm phong phú mang tính kích thích não của trẻ sẽ phát triển và giúp đạt được tối đa những năng lực tiềm ẩn và sử dụng trong suốt cuộc đời.
☝️Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ thì việc đầu tư vào giáo dục trong giai đoạn 0-6 tuổi có hiệu quả trên 50% so với các giai đoạn tiểu học, trung học và đại học.
️?️?️?️?“Giáo dục sớm: Là các phương thức giáo dục áp dụng đối với trẻ từ trong bào thai đến 6 tuổi nhằm phát huy những tố chất tốt đẹp, lấy tố chất xây dựng nên tính cách, từ đó làm cơ sở cho sự phát triển con người sau này”️?️?️?
Trên thế giới việc giáo dục sớm nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu trong thời kỳ khai sáng (thế kỷ 18), đặc biệt là ở các nước châu âu với tỷ lệ biết chữ cao. Và tiếp tục được nghiên cứu và phát triển trong thế ký 19,20 và cho đến tận bây giờ giáo dục sớm vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.
?? Tại châu âu: Montessori (1870 – 1952) cho rằng trẻ em học tập thông qua các giác quan và vận động; Reggio Emillia được xây dựng với mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng nhằm giúp trẻ trở thành công dân toàn cầu.
?? Tại châu á: Tiêu biểu là “phương pháp không tuổi” của giáo sư Phùng Đức Toàn – Trung quốc; chủ trương là phương pháp giáo dục “mở” giúp trẻ học tập một các tự nhiên và đam mê ngay từ khi còn là thai nhi. Ngoài ra ở Nhật bản cũng có các phương pháp tiêu biểu là shichida và Hakuru;
??????Tại Mỹ: Với vị thế là cường quốc thế giới về giáo dục, tại Mỹ giáo dục sớm được nghiên cứu từ rất sớm tiêu biểu là công trình của giáo sư Glenn Doman (1919-2013) và nhóm cộng sự từ năm 1956 chú trọng đến phát triển vận động và trí tuệ của trẻ em ngay từ khi mới được sinh ra. Năm 1983, Lý thuyết Đa trí tuệ (M.I.) ban đầu được nghiên cứu bởi Giáo sư Howard Gardner của Đại học Harvard từ hơn ba thập kỷ trước và đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo truyền thống, trí thông minh thường được định nghĩa là tiềm năng trí tuệ của chúng ta và thường được đo bằng các phương pháp cố định, chẳng hạn như kiểm tra IQ. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng trí thông minh không chỉ đơn thuần là một cấu trúc tĩnh mà còn có thể được đo lường trong một hệ thống mở và năng động, nơi trẻ em tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời.

Theo lý thuyết của Gardner, không có dạng thông minh nào là tốt nhất, vì tất cả chúng đều có giá trị và khả thi như nhau. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng các nền văn hóa khác nhau thiên về hoặc chống lại một số loại trí thông minh. Những thành kiến ​​này, được thêm vào lý thuyết thông minh truyền thống, đã hạn chế sự phát triển của chương trình giảng dạy, chiến lược giảng dạy và phương pháp đánh giá hiện tại.

Nhận thức được điều này, Safari Multiple Intelligences Preschool tự hào áp dụng khái niệm Đa trí tuệ vào chương trình giảng dạy mầm non. Thông qua M.I., chúng tôi có thể phát triển một cách tiếp cận hiệu quả để nuôi dưỡng trẻ em và tôn vinh nhu cầu cá nhân dựa trên thế mạnh và lĩnh vực trí thông minh của chúng. Tại Safari Multiple Intelligences Preschool chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều đặc biệt và độc đáo theo cách riêng của chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *